10CSH Forum - University of Science
10CSH Forum - University of Science



 


Share | 
 

 Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Đôrêkôfư
Super Morderator
Super Morderator
Đôrêkôfư

Tổng số bài gửi : 202
Join date : 14/04/2011
Age : 31
Đến từ : TPHCM

Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford Empty
Bài gửiTiêu đề: Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford   Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford I_icon_minitimeTue Feb 28, 2012 3:10 pm

Chào các em,
Tui là Minh, phụ trách phần định lượng protein. Tui gửi email này giải thích rõ hơn một số thắc mắc của một số bạn đã gửi mail hỏi tui và một số lưu ý của tui dành cho các bạn.

1. Trong mục 3 của bài định lượng protein: tính toán kết quả, các bạn được yêu cầu tính toán các giá trị a, b, c, d,e tương ứng trong bảng yêu cầu. Trong đó
e/: Tổng protein được tính bằng cách lấy giá trị ở d/ nhân với tổng thể tích mẫu đã cho.

Tuy nhiên, các bạn học thực tập ở ca 1, 2 thì không đo thể tích của các mấu dịch kết tủa, dịch trong.
Dịch kết tủa nghĩa là kết tủa được hòa tan trong 5 ml đệm phosphate, các bạn nếu đong thể tích của dịch tủa hòa tan sẽ lớn hơn 5 ml. Tuy nhiên các bạn không đo nên giá trị thể tích của dịch kết tủa sẽ là 6 ml.
Dịch trong: vì tác nhân tủa của các bạn khác nhau và thể tích dịch trong thì phụ thuộc vào tác nhân tủa. Vì vậy, tôi đề xuất thể tích dịch trong của các mẫu với tác nhân tủa như sau:
Ethanol: 35 ml
Aceton: 25
Isopropanol: 25 ml
(NH4)2SO4: 7 ml

Các bạn cứ dựa vào thể tích này để tính toán ra kết quả cuối cùng.

2. Cách pha loãng:
Trong giáo trình thực tập:
- Để xác định hàm lượng protein của mẫu, bổ sung vào các ống nghiệm các thành phần với dung tích như sau:

Nước cất: 0,8 ml.
Dung dịch mẫu: 0,2 ml.
Dung dịch thuốc thử: 2.5 ml.

Như vậy, mẫu đã pha loãng 5 lần.

Giả sử, Các bạn đo được giá trị OD của mẫu đã pha loãng 5 lần là: 0.6
giá trị OD của mẫu thử không là 0.07
Như vậy giá trị
delta OD595 = OD595 (thử thật) - OD595 (thử không) = 0.53

Trong khi đó đường chuẩn của các bạn với các nồng độ protein từ 0 đến 50 microgam/mililite với giá trị OD tương ứng tăng từ 0.07 đến 0.2. Vậy delta OD lớn nhất là 0.13


Các bạn có thể lấy giá trị dela OD của mẫu đã pha loãng 5 lần chia cho giá trị delta OD lớn nhất của đường chuẩn. Nghĩa là lấy 0.53/0.13 gần bằng 4 lần.

Mẫu của các bạn đã pha loãng 5 lần thì có giá trị delta OD nằm ngoài đường chuẩn, và gấp khoảng 4 lần với giá trị delta OD lớn nhất trong đường chuẩn.
Như vậy, mẫu của các bạn nên pha loãng từ 20-30 lần. Như vậy giá trị delta OD với mẫu đã pha loãng 20-30 lần sẽ nằm trong đường chuẩn.

Cách pha loãng thì chắc hẳn các bạn biết ha?

3. Cách dựng đường chuẩn trong excel2007:
Các bạn nhập các giá trị nồng độ protein từ 0 đến 50, tưng ứng với các giá trị OD
Sau đó tính delta OD
Chẳng hạn như bảng kết quả sau
OD Lần 1 0.080.115 0.1270.145 0.17 0.179
OD Lần 20.076 0.122 0.141 0.16 0.17 0.184
Trung bình 0.078 0.11850.134 0.15250.17 0.1815
Protein 0 1020 3040 50
Delta OD 00.0405 0.0560.0745 0.092 0.1035

Sau đó, các bạn vào mục INSERT, Chọn kiểu biểu đồ Scatter, chọn kiểu biểu đồ đầu tiên (Scatter with only markers).
Sau đó các bạn sẽ có một biểu đồ, tuy nhiên chỉ toàn những điểm, các bạn click chuột phải vào các điểm đó, chọn add trendline. Sau đó chọn: Set Intercept, Display Equation, Display R-square value.
Vậy là các bạn đã có phương trình đường chuẩn.
Nếu bạn không biết cách thì có thể search thông tin ở Internet.



4. Trong giáo trình, tui yêu cầu các bạn so sánh giữa các tác nhân tủa. Vì vậy giữa các tiểu nhóm trong cùng một nhóm sẽ phải cung cấp các số liệu của tiểu nhóm mình cho tiểu nhóm khác trong cùng một nhóm.

Nếu các bạn còn thắc mắc gì, cứ gửi mail cho tui.
Chào các bạn.
Chúc các bạn hoàn thành bài tường trình tốt.

Hoàng Thị Thanh Minh
Về Đầu Trang Go down
Cyntia
Thành viên
Thành viên
Cyntia

Tổng số bài gửi : 104
Join date : 14/04/2011
Age : 32
Đến từ : TP.HCM thân yêu

Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford   Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford I_icon_minitimeThu Mar 01, 2012 8:41 pm

Cảm ơn lớp trưởng Smile
Về Đầu Trang Go down
h0ainiem91
Thành viên
Thành viên
h0ainiem91

Tổng số bài gửi : 97
Join date : 28/04/2011
Age : 32
Đến từ : trung tâm trời đất

Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford   Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford I_icon_minitimeFri Mar 02, 2012 12:14 pm

cho hỏi giá trị OD nằm ngoài đường chuẩn thì mình xác định hàm lượng protein bằng cách nào.( mẫu của t đã pha loãng 5 lần..pha khoảng 10-20 lần thì nằm vào đường chuẩn)
Về Đầu Trang Go down
phanhong
Thành viên
Thành viên


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 14/04/2011
Age : 31
Đến từ : HCM

Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford   Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford I_icon_minitimeFri Mar 02, 2012 4:28 pm

bạn thế giá trị delta OD va pt duong chuan sẽ suy ra dc nồng độ protein trong mẫu
Về Đầu Trang Go down
hoavantathan
Thành viên
Thành viên


Tổng số bài gửi : 186
Join date : 14/04/2011
Age : 32
Đến từ : la sat gjao

Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford   Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford I_icon_minitimeSat Mar 03, 2012 5:47 am

thank you
Về Đầu Trang Go down
Đôrêkôfư
Super Morderator
Super Morderator
Đôrêkôfư

Tổng số bài gửi : 202
Join date : 14/04/2011
Age : 31
Đến từ : TPHCM

Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford   Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford I_icon_minitimeSat Mar 03, 2012 5:49 am

tớ đã email hỏi cô Minh về độ pha loãng. ví dụ các bạn pha loãng 20 lần. ở bảng kết quả, cột c/ yêu cầu nhân nồng độ protein suy ra từ đg chuẩn với 5. cột d/ yêu cầu lấy số từ cột c/ nhân với độ pha loãng nữa.

vậy thì, cột d/ các bạn chỉ cần nhân thêm 4 là đủ 20 (vì ở cột c/ đã nhân 5). chứ ko phải cột d/ nhân cho 20 nữa đâu nha.

các bạn tung tin này lên cho các bạn khác cùng biết nhá
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford   Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Những lưu ý trong làm bài tường trình phần định lượng protein bằng pp Bradford

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Hãy Trân Trọng Những Gì Mình Đang có :))
» Chương 9: Tín hiệu tương tác phần của thầy Lệ
» cuộc thi video clip “Những thói quen tốt trong sinh viên”
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
10CSH Forum - University of Science :: HỌC TẬP :: Tài liệu học tập - Ôn thi :: Năm 2-