|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
KINCA Thành viên
| Tiêu đề: Con người & môi trường Tue Dec 27, 2011 7:47 pm | |
| Thi thầy nói có thể lấy một số đề tài mà mấy bạn thuyết trình nên tớ biết các bạn đã làm những đề tài nào để xem trước.Tớ chỉ nhớ một số. còn thiếu thì các bạn bổ sung nhé. COn NGƯỜI VÀ CHUỘT, Ô NHIỄM ÁNH SÁNG KÊNH NHIÊU LỘC,Ô NHIỄM NƯỚC, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BÉO PHÌ.. |
| | | meo_u_doremon18 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Wed Dec 28, 2011 3:40 pm | |
| ........................................Chết chak òi, có ai post bài thuyết trình lên đi.....................................hichic...................... |
| | | Đôrêkôfư Super Morderator
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Wed Dec 28, 2011 7:36 pm | |
| mình mún viết sao thì viết chứ có fải học thuộc bài thuyết trình đâu. 30 nhóm thì đố ai nhớ hết |
| | | nhungnhungnguyen Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Thu Dec 29, 2011 10:59 am | |
| thi thầy có cho mang tài liệu hok ta? |
| | | npq Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Thu Dec 29, 2011 2:27 pm | |
| |
| | | hoavantathan Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Thu Dec 29, 2011 4:03 pm | |
| hic.tuong thi giong giua ky chu? |
| | | de35_de75 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Thu Dec 29, 2011 5:04 pm | |
| ai muốn viết sao thì viết chứ chẳng lẽ cứ phải coi bài người khác ah, |
| | | phanhong Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Thu Dec 29, 2011 5:13 pm | |
| mình nghĩ như bạn Kinca nói thầy có thể lấy một số đề tài các bạn đã thuyết trình để làm đề thi nên các bạn có thể share nhau những đề tài mình đã từng làm đề các bạn tham khảo như về các định nghĩa hay các số liệu... chứ không phải là mình nhìn vào đó mà học thuộc lòng hay chép y chang đâu |
| | | de35_de75 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Thu Dec 29, 2011 5:32 pm | |
| mình biết thế nhưng mà mấy cái vấn đế này mình tự nói cũng được thôi, cái vấn đề mình nghĩ là thầy muốn mình áp dụng 4 cái quy luật sinh thái chết tiệt trong đó
|
| | | KINCA Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Thu Dec 29, 2011 6:45 pm | |
| Này nhé bạn Trọng, tớ chỉ muốn tìm hiểu trước những đề tài mà các bạn đã thuyết trình. Còn việc các bạn share slide thì tớ hoan nghênh |
| | | Đôrêkôfư Super Morderator
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Thu Dec 29, 2011 6:51 pm | |
| - KINCA đã viết:
- Này nhé bạn Trọng, tớ chỉ muốn tìm hiểu trước những đề tài mà các bạn đã thuyết trình. Còn việc các bạn share slide thì tớ hoan nghênh
ý t muốn cmt cho bạn Nù kìa. nó cứ bấn lên là làm sao nhớ nổi nội dung thuyết trình nên t mới cmt là mình mún viết sao thì viết, thầy ko "trả bài" là các bạn đã nói j trong bài thuyết trình |
| | | meo_u_doremon18 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Fri Dec 30, 2011 3:33 pm | |
| ...................................Tóm lại là bà kon có share ko nào..............................hoho.............................. |
| | | hoangquyen Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Fri Dec 30, 2011 4:22 pm | |
| Đây là bài "Ô nhiễm ánh sáng", bạn nào có hứng thú thì copy về nhé vì tớ ko biết dùng mediafire.phần 1 là sườn bài, phần 2 (đặc biệt là những cái tô đỏ) là tham khảo thêm. Phần 1
Ô nhiễm ánh sáng: 1. Định nghĩa: Ô nhiễm ánh sáng là hiện tượng lạm dụng ánh sáng trên mức cần thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường 2.Phân loại: - Ánh sáng xâm nhập - Ánh sáng chói lòa - Lạm dụng ánh sáng - Ánh sáng lộn xộn 3. Biểu hiện: - Các tòa nhà bọc kính - Xưởng sản xuất - Các khu vui chơi giải trí - Quảng cáo, quảng bá du lịch - Các phương tiện giao thông - ô nhiễm không khí. Ảnh hưởng: • Sức khỏe: - Các bệnh về mắt. - Mất ngủ - Ung thư (Thông qua ảnh chụp từ vệ tinh, gần đây TS. Itai Kloog thuộc Đại học tổng hợp Haifa đã đánh dấu những vùng sáng nhất ở Israel và liên hệ chúng với số liệu về các bệnh ung thư khác nhau ở các địa phương như những vùng tối tăm nhất ở Israe.Kết quả là, ở những vùng ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng nhất thì tỷ lệ người bị ung thư vú cao hơn tới 73%. Điều tương tự cũng diễn ra đối với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.) • Hệ sinh thái - Đèn đêm ảnh hưởng đến hô hấp thực vật - Động vật săn mồi ban đêm thiếu tối - Một số loài bị mất phương hướng (côn trùng, chim di trú,rùa)(Các cột đèn đg thành bẫy diệt một số loài côn trùng (con ngài->không tìm thức ăn, không thụ phấn, không sinh sản,làm hao hụt nguồn thức ăn của một số sinh vật khác) - Ảnh hưởng sinh sản của một số động vật lưỡng cư (ếch,cóc) - Đèn chiếu sáng ven mặt nước gây sự xáo trộn nghiêm trọng về loài • An ninh • Lãng phí năng lượng • Khoa học - Ảnh hưởng tầm quan sát thiên văn 4. Biện pháp - Hạn chế lạm dụng kính để bao bọc các tòa nhà - Sử dụng nguồn năng lượng hợp lí - Hưởng ứng các hoạt động nhằm giảm ô nhiễm ánh sáng Phần 2:
Cách đây 400 năm, nhà thiên văn học Galileo Galilei - người Italia đã có một phát hiện mang tính đột phá. Bằng mắt thường ông có thể phát hiện hàng nghìn ngôi sao. Nếu Galileo Galilei còn sống đến nay và quan sát bầu trời đêm bằng kính viễn vọng tự tạo của mình thì ông có thể phải đóng gói đồ nghề vì không thể phát hiện 4 mặt trăng Jupiter từng làm ông nổi danh một thời hoặc phát hiện những vết gồ ghề trên sao Thổ. Hoặc không thấy dải ngân hà gồm triệu triệu ngôi sao riêng lẻ được kết nối với nhau. Ánh sáng nhân tạo ban đêm tại các đô thị có thể “giúp” bệnh ung thư khởi phát. Ngày nay người dân ở các thành phố sẽ thực sự hoan hỷ, sung sướng nếu được chiêm ngưỡng dăm ba chục ngôi sao lấp lánh trên bầu trời. Nguyên nhân do ánh sáng tỏa ra từ các ngôi nhà, đèn đường và các bảng quảng cáo đã làm cho đêm trở thành ngày. Theo người phát ngôn của nhóm công tác “ô nhiễm ánh sáng” thuộc hội những người yêu trăng sao thì "điều này từ lâu không chỉ là khó khăn đối với các nhà thiên văn học". Những thành phố rực sáng ánh đèn đêm làm cho các đàn chim di trú bị chệch hướng bay, những cột đèn đường thành bẫy diệt côn trùng, rùa mới nở cũng bị nhiễu ánh sáng không tìm được hướng để ra đại dương. Ánh sáng đêm làm cơ thể con người ngày càng bị dị ứng nhiều. Có nhiều dấu hiệu cho thấy do thiếu sự tối vắng nên bệnh ung thư có thêm cơ hội thuận tiện để phát triển. Theo Viện Emnid, có 1/3 người dân Đức chưa nhìn thấy dải ngân hà. Tỷ lệ này ở những người dưới 30 tuổi lên đến 44%. Ở Trung Âu hầu như không còn vùng nào mà người dân có điều kiện để chiêm ngưỡng bầu trời đêm đầy trăng sao thực sự. Tháp chuông nhà thờ không tên tuổi ở những vùng hẻo lánh nhất cũng được chiếu sáng bằng đèn quảng cáo, đèn pha với ánh sáng cực mạnh đã làm mất đi bầu trời đêm. Do ô nhiễm không khí nên các hạt bụi li ti trong bầu trời cũng góp phần phản quang tạo nên những "cái chuông ánh sáng" treo lơ lửng trên các thành phố. Theo ông Holker, điều phối viên Dự án nghiên cứu liên ngành thành lập tháng 2/2009 mang tên Sự mất mát đêm tối gồm các nhà sinh thái học, các nhà y học lao động, sinh học niên đại học cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, chuyên gia kỹ thuật ánh sáng và các nhà kinh tế xã hội học, nói: "Chúng tôi muốn cùng nhau lượng hóa nguyên nhân và tác động của sự ô nhiễm ánh sáng để từ đó phát triển các phương án chiếu sáng thích hợp nhất". Các nhà côn trùng học từ lâu đã biết côn trùng xác định hướng di chuyển dựa vào nguồn sáng phát ra từ mặt trăng, nhưng côn trùng dễ nhầm lẫn đặc biệt ở các loại chuyên sinh hoạt vào ban đêm, lẫn giữa ánh sáng do mặt trăng phát ra với ánh sáng đèn. Côn trùng thường bay xung quanh nguồn ánh sáng nhân tạo này cho đến khi mệt rã rời hoặc đâm bổ vào nguồn ánh sáng và chết. Theo nhà sinh vật học Gerhard Eisenbeis thuộc Đại học Mainz thì bình quân mỗi đêm hè quanh một cột đèn đường có khoảng 150 côn trùng bị tử nạn. Cả nước Đức có khoảng 7 triệu cột đèn đường, vậy là trên 1 tỷ côn trùng bị sát hại. Đây là một vấn đề lớn đối với thế giới côn trùng. Mỗi con ngài (bướm đêm) khi bay quanh cột đèn đường đồng nghĩa với việc không đi tìm nguồn thức ăn, không thụ phấn và không thực hiện chức năng sinh sản. Trong khi đó côn trùng hầu như đứng ở hàng đầu chuỗi thức ăn do đó để lại hậu quả nặng nề đối với các loài động vật khác. Đèn chiếu sáng ven mặt nước gây sự xáo trộn nghiêm trọng về loài Trong luận án tiến sĩ của mình, nhà sinh vật học Mark Scheibe đã nghiên cứu 3 năm liền sự phân bố của côn trùng dọc một con suối nhỏ ở Taunus. Scheibe nhận thấy: chỉ một ngọn đèn đường thu hút một lượng ấu trùng của một số loại ruồi, muỗi mà trong điều kiện bình thường phân bổ dọc theo dòng suối có chiều dài khoảng 1.300m. Điều này cho thấy nguồn thức ăn này trở nên thiếu hụt đối với một số loài cá và chim. Ông Scheibe đặt bẫy nghiên cứu tác động của các loại ánh sáng đèn đường đối với côn trùng. Kẻ thù lớn nhất của côn trùng là loại đèn hơi thủy ngân, loại đèn này toát ra màu xanh trắng, vốn rất thông dụng trong quá khứ. Loại đèn hơi natri, phát ra ánh sáng vàng hiện đại hơn và có sức thu hút côn trùng thấp hơn, chỉ bằng khoảng một nửa so với đèn hơi thủy ngân. Loại bướm đêm đặc biệt thích ánh sáng xanh trong khi một số loài côn trùng khác lại chuộng ánh sáng vàng. Chim đàn khi chuyển vùng, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu, thường bay theo ánh trăng. Nhiều khi chúng bị lạc hướng vì ánh sáng đèn ở các thành phố làm cho chúng bay đến kiệt sức rồi rơi xuống đất. Theo ước tính của U.S. Fish and Wildlife Service thì hàng năm có từ 4 - 50 triệu con chim đàn bị lạc vì tháp điện tín có đèn chiếu sáng ở Mỹ. Tòa tháp bưu điện ở Bonn (Đức) đã từng là một cái bẫy đối với các loài chim. Tòa tháp này cao 162,5m được bao bằng những tấm kính trong suốt với khoảng 2.000 đèn ống có màu sắc khác nhau tô điểm cho tòa tháp, ngoài ra còn khoảng 100 ngọn đèn pha với các màu vàng, đỏ và xanh chĩa vào tòa tháp. Nhà sinh vật học Heiko Haupt đã cho hay, từ tháng 10/2006 - 11/2007 có 200 con chim thuộc 30 loài đã bị chết tại đây vì bị nhiễu ánh sáng nhân tạo, không xác định được hướng bay. Nay tòa tháp chỉ được chiếu sáng bằng ánh sáng xanh nhạt. Hiện Tập đoàn Bưu chính đã đình chỉ các cuộc trình diễn bằng ánh sáng, chí ít cũng vào thời điểm chim đàn tìm nơi di trú. Sự ô nhiễm ánh sáng cũng gây nên những hiểm nguy mới đối với con người Marcus Felson - chuyên gia hình sự học làm việc tại Đại học Rutgers, Mỹ có bằng chứng cho rằng, bọn tội phạm lợi dụng không gian sáng để yên tâm quan sát người đi đường bị lóa mắt khi bị tấn công hoặc bọn trộm thuận lợi khi ổ khóa được chiếu sáng mà không phải dùng đèn pin để hành nghề dễ bị phát hiện. Người ta còn lo ngại hơn khi thấy quá dư thừa ánh sáng vào ban đêm là nguy cơ dẫn đến một số bệnh ung thư. Thông qua ảnh chụp từ vệ tinh, gần đây TS. Itai Kloog thuộc Đại học tổng hợp Haifa đã đánh dấu những vùng sáng nhất ở Israel và liên hệ chúng với số liệu về các bệnh ung thư khác nhau ở các địa phương như những vùng tối tăm nhất ở Israel. Kết quả là, ở những vùng ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng nhất thì tỷ lệ người bị ung thư vú cao hơn tới 73%. Điều tương tự cũng diễn ra đối với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ông Kloog nhấn mạnh: "Tất nhiên không khẳng định ánh sáng là yếu tố duy nhất gây ung thư vú. Nhưng có sự liên quan khá rõ giữa nguồn sáng nhân tạo với người bị bệnh". Hoặc phụ nữ bị mù và phụ nữ ở các nước đang phát triển ít bị ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng và cũng ít bị bệnh ung thư vú hơn. Phụ nữ thường phải làm việc ban đêm trong những căn phòng sáng có nguy cơ bị bệnh ung thư vú cao hơn. Nguyên nhân có thể do hormon gây ngủ melatonin. Tuyến Zirbel chuyên tạo ra chất này vào ban đêm rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu phòng ngủ có nhiều ánh sáng thì cơ thể tạo ra ít chất melatonin nên khả năng chống bệnh ung thư bị giảm. Nhà y học David Blask thuộc Đại học Tulane của Mỹ nhận thấy, trong máu người chứa lượng melatonin ở mức bình thường thì sự phát triển của khối u sẽ bị chậm lại. Trong máu phụ nữ trải qua một đêm có nhiều ánh sáng, lượng melatonin thấp hơn mức bình thường do đó khối u phát triển nhanh hơn. Theo Andreas Hanel thì "cái khó là ở chỗ: người ta không biết chính xác độ sáng phải là bao nhiêu để có thể bị ảnh hưởng". Theo các chuyên gia thì có nhiều vấn đề có thể tránh được, nếu người ta biết cẩn trọng hơn đối với ánh sáng, thí dụ nguồn sáng không chỉ chiếu đúng lòng đường mà chĩa sang cả hai bên thậm chí hắt cả ánh sáng lên trời. • Các chuyên gia Đức cho rằng cần có quy chế đối với việc chiếu sáng trên đường phố và nơi công cộng. Slovenia đã ban hành luật về chiếu sáng ngoài trời. Châu Âu dự kiến chậm nhất đến năm 2011 sẽ cấm sử dụng loại đèn hơi thủy ngân vì kém hiệu quả và giết hại côn trùng. Thay vào đó sẽ sử dụng rộng rãi loại đèn diod (LED). Tại Toulouse (Pháp) người ta đã áp dụng thử mô hình mới theo đó chỉ có một số diod liên tục chiếu sáng, số diod còn lại chỉ bắt đầu hoạt động khi được kích hoạt, đó là trên Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn Ô nhiễm ánh sáng là hiện tượng lạm dụng ánh sáng trên mức cần thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường. Ô nhiễm ánh sáng đang là nguy cơ đối với cuộc sống hiện đại. Xã hội công nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào ánh sáng nhân tạo vì nó là một yếu tố quan trọng góp phần đắc lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ánh sáng được dùng để chiếu sáng tại các địa điểm công cộng, văn phòng, nhà máy, khu dân cư... nhằm đáp ứng và phục vụ cho các hoạt động của xã hội như học tập, làm việc, an ninh, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, khi ánh sáng được sử dụng không hiệu quả, gây ra hiện tượng sáng quá mức lại chính là nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Dựa vào đặc trưng của các nguồn gây ra và đối tượng chịu tác động, ô nhiễm ánh sáng được phân chia thành các loại sau: ánh sáng xâm nhập, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng chói lòa, ánh sáng lộn xộn và ánh sáng chiếm dụng bầu trời. - Ánh sáng xâm nhập xảy ra khi ánh sáng phản chiếu vào những khu vực không cần thiết hoặc không mong muốn. Chẳng hạn như đèn đường chiếu vào cửa sổ của các căn hộ sống ven đường, hậu quả là có thể gây mất ngủ đối với những người sống trong đó. - Ánh sáng chói lòa là hậu quả gây ra bởi hiện tượng đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Khi ánh sáng chói chiếu thẳng vào mắt người đi đường sẽ làm loá và hại mắt họ, gây mất tầm nhìn trong đêm và vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với an toàn giao thông. - Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng, gây lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do không tắt ánh sáng khi không cần thiết hoặc thiết kế chiếu sáng không phù hợp làm cho việc sử dụng ánh sáng lớn hơn mức cần thiết hoặc ánh sáng không tập trung vào khu vực cần thiết. - Ánh sáng lộn xộn do nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùng lúc. Đồng thời chúng được bố trí tạo ra các luồng chiếu sáng đan xen lẫn nhau. Điển hình là trên các đường phố với quá nhiều đèn quảng cáo. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho người đi đường dễ mất tập trung và có thể dẫn tới tai nạn. Ánh sáng chiếm dụng bầu trời thường xảy ra ở các khu vực đông dân cư, nhất là ở các khu đô thị hiện đại. Toàn bộ ánh sáng từ các nguồn khác nhau đều phản chiếu lên bầu trời đêm, gây ra hiện tượng sáng bừng cả khu vực khi quan sát từ xa. Vấn đề này đặc biệt ảnh hưởng đến các nhà thiên văn khi quan sát các vì sao. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại ở các dạng như: - Lãng phí năng lượng và tác động đến môi trường toàn cầu. Hầu hết người dân thành phố không thể thấy các ngôi sao trên bầu trời đêm, ngoại trừ mặt trăng và một số ngôi sao sáng. Điều này làm hạn chế hiểu biết của họ tới không gian, thiên văn học và khoa học nói chung. Các nhà thiên văn học nghiệp dư thì làm việc rất khó khăn. Ô nhiễm ánh sáng còn từng buộc một số đài quan sát thiên văn phải di chuyển địa điểm như Đài Thiên văn Hoàng gia, Greenwich và cản trở việc quan sát ở các địa điểm khác. - Gây rối loạn các hệ sinh thái: Các loài sinh vật vốn thích nghi với ánh sáng và bóng tối tự nhiên. Khi vấn đề ô nhiễm ánh sáng xảy ra sẽ làm cho thói quen sinh hoạt của chúng có thể bị rối loạn. Trước hết, ánh sáng trong đêm làm giảm khả năng nhìn đường của các loài côn trùng hoạt động về đêm. Những bóng đèn chiếu sáng trong đêm có sức thu hút mạnh đối với các loài côn trùng. Khi chúng bay xung quanh, va đập vào bóng đèn nên có thể chết hoặc dễ dàng làm mồi cho các loài sinh vật ăn thịt khác. Cũng vì thế, các loài hoa nở về đêm và phải nhờ các loài côn trùng trên thụ phấn cũng bị ảnh hưởng. Đối với các loài chim di cư, thường định hướng bay nhờ các vì sao. Ánh sáng từ những bóng đèn chiếu sáng tại các tòa nhà cao tầng ở các đô thị, làm cho các đàn chim tưởng nhầm là các vì sao và chúng bị mất phương hướng, bay va đập vào các bức tường rồi chết. Ví dụ, vì các đèn quảng cáo ở Paris quá sáng làm cho một đàn khổng tước khi bay qua đó không xác định được phương hướng và cứ bay lượn vòng cả đêm trên bầu trời, cuối cùng kiệt sức và rơi xuống đất. Còn theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ, hàng năm có tới 4 triệu con chim bị chết do va đập vào đèn quảng cáo trên các nhà cao tầng. Loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dương cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Những chú rùa nhỏ mới nở căn cứ vào bóng trăng và các vì sao trên mặt nước để bơi ra đại dương. Nhưng do ánh sáng trên mặt đất sáng hơn bóng trăng, làm cho những chú rùa biển nhỏ tưởng nhầm đất liền là đại dương nên bò về phía đó, kết quả là chúng sẽ bị chết do thiếu nước. Các nhà khoa học và công nghệ đang nỗ lực cho những nghiên cứu để giảm bớt tác hại tiềm tàng và đa dạng của ô nhiễm ánh sáng đối với con người và môi trường sinh thái. • cách đây 2 năm Ô nhiễm ánh sáng - Những tác hại cận kề ThS. Đỗ Khắc Uẩn, GS.TS. Đặng Thị Kim Chi Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Ánh sáng nhân tạo là một yếu tố quan trọng góp phần đắc lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Và thực tế, xã hội công nghiệp đã quá phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo vì nó được dùng để chiếu sáng tại các địa điểm công cộng, văn phòng, nhà máy, khu dân cư... nhằm đáp ứng và phục vụ cho các hoạt động của xã hội như học tập, làm việc, an ninh, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, khi ánh sáng được sử dụng không hiệu quả, gây ra hiện tượng sáng quá mức lại chính là nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Dựa vào đặc trưng của các nguồn gây ra và đối tượng chịu tác động, ô nhiễm ánh sáng được phân chia thành các loại sau: ánh sáng xâm nhập, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng chói lòa, ánh sáng lộn xộn và ánh sáng chiếm dụng bầu trời. Ánh sáng xâm nhập xảy ra khi ánh sáng phản chiếu vào những khu vực không cần thiết hoặc không mong muốn. Chẳng hạn như đèn đường chiếu vào cửa sổ của các căn hộ sống ven đường, hậu quả là có thể gây mất ngủ đối với những người sống trong đó. Ánh sáng chói lòa là hậu quả gây ra bởi hiện tượng đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Khi ánh sáng chói chiếu thẳng vào mắt người đi đường sẽ làm mất tầm nhìn trong đêm và vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với an toàn giao thông. Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng, gây lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do không tắt ánh sáng khi không cần thiết hoặc thiết kế chiếu sáng không phù hợp làm cho việc sử dụng ánh sáng lớn hơn mức cần thiết hoặc ánh sáng không tập trung vào khu vực cần thiết. Ánh sáng lộn xộn do nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùng lúc. Đồng thời chúng được bố trí tạo ra các luồng chiếu sáng đan xen lẫn nhau. Điển hình là trên các đường phố có quá nhiều đèn quảng cáo. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho người đi đường dễ mất tập trung và có thể dẫn tới tai nạn. Ánh sáng chiếm dụng bầu trời thường xảy ra ở các khu vực đông dân cư, nhất là ở các khu đô thị hiện đại. Toàn bộ ánh sáng từ các nguồn khác nhau đều phản chiếu lên bầu trời đêm, gây ra hiện tượng sáng bừng cả khu vực khi quan sát từ xa. Vấn đề này đặc biệt ảnh hưởng đến các nhà thiên văn khi quan sát các vì sao. TÁC HẠI DO Ô NHIỄM ÁNH SÁNG Lãng phí năng lượng và tác động đến môi trường toàn cầu Theo thống kê của Hiệp hội Thiên văn Anh, năng lượng dùng cho chiếu sáng chiếm đến 1/4 tổng năng lượng tiêu dùng của cả thế giới. Trong đó, có đến 30 - 60% năng lượng dành cho những việc chiếu sáng không cần thiết. Còn theo số liệu ước tính của Tổ chức Bảo vệ bầu trời đêm quốc tế, chỉ riêng đối với Mỹ đã có đến 38% năng lượng chiếu sáng ngoài trời lãng phí, dẫn đến hàng năm tiêu tốn 2 triệu thùng dầu (1 thùng = 150 lít), gây lãng phí 1,5 tỷ USD/năm và đặc biệt đóng góp lượng khí CO2 khoảng 300 triệu tấn/năm, một tác nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ảnh hưởng tới việc quan sát thiên văn Hầu hết người dân thành phố không thể thấy các ngôi sao trên bầu trời đêm, ngoại trừ mặt trăng và một số ngôi sao sáng. Điều này làm hạn chế hiểu biết của họ tới không gian, thiên văn học và khoa học nói chung. Các nhà thiên văn học nghiệp dư thì làm việc rất khó khăn. Ô nhiễm ánh sáng còn từng buộc một số đài quan sát thiên văn phải di chuyển địa điểm như Đài Thiên văn Hoàng gia, Greenwich và cản trở việc quan sát ở các địa điểm khác. Gây rối loạn các hệ sinh thái Các loài sinh vật vốn thích nghi với ánh sáng và bóng tối tự nhiên. Khi vấn đề ô nhiễm ánh sáng xảy ra sẽ làm cho thói quen sinh hoạt của chúng có thể bị rối loạn. Trước hết, ánh sáng trong đêm làm giảm khả năng nhìn đường của các loài côn trùng hoạt động về đêm. Những bóng đèn chiếu sáng trong đêm có sức thu hút mạnh đối với các loài côn trùng. Khi chúng bay xung quanh, va đập vào bóng đèn nên có thể chết hoặc dễ dàng làm mồi cho các loài sinh vật ăn thịt khác. Cũng vì thế, các loài hoa nở về đêm và phải nhờ các loài côn trùng trên thụ phấn cũng bị ảnh hưởng. Đối với các loài chim di cư, thường định hướng bay nhờ các vì sao. Ánh sáng từ những bóng đèn chiếu sáng tại các tòa nhà cao tầng ở các đô thị, làm cho các đàn chim tưởng nhầm là các vì sao và chúng bị mất phương hướng, bay va đập vào các bức tường rồi chết. Ví dụ, vì các đèn quảng cáo ở Paris quá sáng làm cho một đàn khổng tước khi bay qua đó không xác định được phương hướng và cứ bay lượn vòng cả đêm trên bầu trời, cuối cùng kiệt sức và rơi xuống đất. Còn theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ, hàng năm có tới 4 triệu con chim bị chết do va đập vào đèn quảng cáo trên các nhà cao tầng. Các loài ếch và họ nhà ếch cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng. Thông thường, vào ban đêm, chúng thức giấc đi tìm bạn tình và sinh đẻ. Nhưng ô nhiễm ánh sáng sẽ làm cho hoạt động của chúng suy giảm. Hay là một số loài cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã ngày càng suy giảm do ánh sáng nhân tạo. Loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dương cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Những chú rùa nhỏ mới nở căn cứ vào bóng trăng và các vì sao trên mặt nước để bơi ra đại dương. Nhưng do ánh sáng trên mặt đất sáng hơn bóng trăng, làm cho những chú rùa biển nhỏ tưởng nhầm đất liền là đại dương nên bò về phía đó, kết quả là chúng sẽ bị chết do thiếu nước.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM ÁNH SÁNG Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu và đánh giá lại các hệ thống chiếu sáng hiện có. Dựa theo tiêu chuẩn chiếu sáng để tính toán thiết kế, lựa chọn các loại đèn chiếu sáng, độ cao cột đèn, góc chiếu của cần đèn và độ rọi của đèn phù hợp. Việc lắp đèn có công suất phù hợp vừa đảm bảo yêu cầu chiếu sáng, vừa hạn chế ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết Khi bóng đèn được lắp đặt trong những chụp đèn có độ tập trung kém sẽ dẫn đến một phần ánh sáng sẽ tỏa đi các hướng không cần thiết, gây lãng phí năng lượng. Việc thiết kế cải tiến các chụp đèn này đặc biệt có ý nghĩa để ánh sáng phản chiếu tập trung đảm bảo độ rọi theo tiêu chuẩn chiếu sáng, nhằm tiết kiệm năng lượng và góp phần giảm thiểu những tác hại do ô nhiễm ánh sáng gây ra. Quản lý chế độ chiếu sáng hợp lý Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ. Việc quên tắt các đèn đường vào ban ngày gây lãng phí năng lượng. Những đèn chiếu sáng không cần thiết trong đêm góp phần gây vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Tham gia vào các tổ chức toàn cầu chống ô nhiễm ánh sáng Từ những năm 1980 đã bắt đầu nổi lên các hoạt động nhằm giảm bớt lượng ô nhiễm ánh sáng. Hai tổ chức hoạt động nổi bật trong lĩnh vực này là Tổ chức Bảo vệ bầu trời đêm quốc tế (IDA), hoạt động nhằm làm giảm ô nhiễm ánh sáng, chủ yếu ở Mỹ và Hiệp hội Thiên văn Anh (BAA) hoạt động nhằm làm giảm ô nhiễm ánh sáng ở Anh. Tham gia vào các tổ chức này để có được những thông tin mới nhất về những kết quả nghiên cứu về các chính sách quản lý và các biện pháp kỹ thuật trong việc hạn chế vấn đề ô nhiễm ánh sáng. KẾT LUẬN Ô nhiễm ánh sáng đang là nguy cơ lớn đối với cuộc sống hiện đại, đặc biệt ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Việc sử dụng ánh sáng không hiệu quả làm lãng phí năng lượng, là một nguyên nhân làm tăng phát thải CO2 và góp phần gây ra những vấn đề môi trường toàn cầu như: hiệu ứng nhà kính, vấn đề nóng lên toàn cầu, vấn đề băng tan ở các cực, nước biển dâng lên, gây ngập các thành phố ven biển... Ô nhiễm ánh sáng không còn là vấn đề cục bộ của một địa phương, mà đã là vấn đề toàn cầu, thu hút Ô nhiễm ánh sáng là bất kỳ ảnh hưởng xấu nào của ánh sáng bao gồm: bầu trời chiếu sáng rực rỡ, chói lòa, lạm dụng ánh sáng nhân tạo, tầm nhìn bị giảm vào ban đêm và lãng phí năng lượng Ánh sáng nhân tạo là một yếu tố quan trọng góp phần đắc lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Và thực tế, xã hội công nghiệp đã quá phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo vì nó được dùng để chiếu sáng tại các địa điểm công cộng, văn phòng, nhà máy, khu dân cư... nhằm đáp ứng và phục vụ cho các hoạt động của xã hội như học tập, làm việc, an ninh, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, khi ánh sáng được sử dụng không hiệu quả, gây ra hiện tượng sáng quá mức lại chính là nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Dựa vào đặc trưng của các nguồn gây ra và đối tượng chịu tác động, ô nhiễm ánh sáng được phân chia thành các loại sau: ánh sáng xâm nhập, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng chói lòa, ánh sáng lộn xộn và ánh sáng chiếm dụng bầu trời. Ánh sáng xâm nhập xảy ra khi ánh sáng phản chiếu vào những khu vực không cần thiết hoặc không mong muốn. Chẳng hạn như đèn đường chiếu vào cửa sổ của các căn hộ sống ven đường, hậu quả là có thể gây mất ngủ đối với những người sống trong đó. Ánh sáng chói lòa là hậu quả gây ra bởi hiện tượng đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Khi ánh sáng chói chiếu thẳng vào mắt người đi đường sẽ làm mất tầm nhìn trong đêm và vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với an toàn giao thông. Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng, gây lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do không tắt ánh sáng khi không cần thiết hoặc thiết kế chiếu sáng không phù hợp làm cho việc sử dụng ánh sáng lớn hơn mức cần thiết hoặc ánh sáng không tập trung vào khu vực cần thiết. Ánh sáng lộn xộn do nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùng lúc. Đồng thời chúng được bố trí tạo ra các luồng chiếu sáng đan xen lẫn nhau. Điển hình là trên các đường phố có quá nhiều đèn quảng cáo. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho người đi đường dễ mất tập trung và có thể dẫn tới tai nạn. Ánh sáng chiếm dụng bầu trời thường xảy ra ở các khu vực đông dân cư, nhất là ở các khu đô thị hiện đại. Toàn bộ ánh sáng từ các nguồn khác nhau đều phản chiếu lên bầu trời đêm, gây ra hiện tượng sáng bừng cả khu vực khi quan sát từ xa. Vấn đề này đặc biệt ảnh hưởng đến các nhà thiên văn khi quan sát các vì sao.
TÁC HẠI DO Ô NHIỄM ÁNH SÁNG Lãng phí năng lượng và tác động đến môi trường toàn cầu Theo thống kê của Hiệp hội Thiên văn Anh, năng lượng dùng cho chiếu sáng chiếm đến 1/4 tổng năng lượng tiêu dùng của cả thế giới. Trong đó, có đến 30 - 60% năng lượng dành cho những việc chiếu sáng không cần thiết. Còn theo số liệu ước tính của Tổ chức Bảo vệ bầu trời đêm quốc tế, chỉ riêng đối với Mỹ đã có đến 38% năng lượng chiếu sáng ngoài trời lãng phí, dẫn đến hàng năm tiêu tốn 2 triệu thùng dầu (1 thùng = 150 lít), gây lãng phí 1,5 tỷ USD/năm và đặc biệt đóng góp lượng khí CO2 khoảng 300 triệu tấn/năm, một tác nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ảnh hưởng tới việc quan sát thiên văn Hầu hết người dân thành phố không thể thấy các ngôi sao trên bầu trời đêm, ngoại trừ mặt trăng và một số ngôi sao sáng. Điều này làm hạn chế hiểu biết của họ tới không gian, thiên văn học và khoa học nói chung. Các nhà thiên văn học nghiệp dư thì làm việc rất khó khăn. Ô nhiễm ánh sáng còn từng buộc một số đài quan sát thiên văn phải di chuyển địa điểm như Đài Thiên văn Hoàng gia, Greenwich và cản trở việc quan sát ở các địa điểm khác. Gây rối loạn các hệ sinh thái Các loài sinh vật vốn thích nghi với ánh sáng và bóng tối tự nhiên. Khi vấn đề ô nhiễm ánh sáng xảy ra sẽ làm cho thói quen sinh hoạt của chúng có thể bị rối loạn. Trước hết, ánh sáng trong đêm làm giảm khả năng nhìn đường của các loài côn trùng hoạt động về đêm. Những bóng đèn chiếu sáng trong đêm có sức thu hút mạnh đối với các loài côn trùng. Khi chúng bay xung quanh, va đập vào bóng đèn nên có thể chết hoặc dễ dàng làm mồi cho các loài sinh vật ăn thịt khác. Cũng vì thế, các loài hoa nở về đêm và phải nhờ các loài côn trùng trên thụ phấn cũng bị ảnh hưởng. Đối với các loài chim di cư, thường định hướng bay nhờ các vì sao. Ánh sáng từ những bóng đèn chiếu sáng tại các tòa nhà cao tầng ở các đô thị, làm cho các đàn chim tưởng nhầm là các vì sao và chúng bị mất phương hướng, bay va đập vào các bức tường rồi chết. Ví dụ, vì các đèn quảng cáo ở Paris quá sáng làm cho một đàn khổng tước khi bay qua đó không xác định được phương hướng và cứ bay lượn vòng cả đêm trên bầu trời, cuối cùng kiệt sức và rơi xuống đất. Còn theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ, hàng năm có tới 4 triệu con chim bị chết do va đập vào đèn quảng cáo trên các nhà cao tầng. Các loài ếch và họ nhà ếch cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng. Thông thường, vào ban đêm, chúng thức giấc đi tìm bạn tình và sinh đẻ. Nhưng ô nhiễm ánh sáng sẽ làm cho hoạt động của chúng suy giảm. Hay là một số loài cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã ngày càng suy giảm do ánh sáng nhân tạo.
|
| | | hoavantathan Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Fri Dec 30, 2011 8:25 pm | |
| thank you. con aj co gj nua ko ?. dua len cho moi ng cung hoc dj |
| | | de35_de75 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Sat Dec 31, 2011 7:16 am | |
| cam on da dong gop, con nua ko cac dong chi
|
| | | de35_de75 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Sat Dec 31, 2011 7:22 am | |
| ban hoang quyen gui file pp cua ban cho minh duoc ko
|
| | | hoangquyen Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Sat Dec 31, 2011 9:17 am | |
| File pp toàn hình không à.Nội dung thì trong phần 1 đó.Nhưng nếu bạn vẫn muốn lấy thì để lại địa chỉ mail, tớ gửi mail cho. |
| | | soulmaster Thành viên
Đến từ : Định quán, Đồng Nai
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Sat Dec 31, 2011 3:19 pm | |
| |
| | | thuminh Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Sat Dec 31, 2011 5:14 pm | |
| nhóm mình làm an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng mà biết thì làm được gì vậy? |
| | | hoavantathan Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Sun Jan 01, 2012 5:56 am | |
| hic gan thi rui ma sao bit cho nao ma hoc day? |
| | | huynhnguyenS2 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Sun Jan 01, 2012 6:32 pm | |
| nhưng mà mình thắc mắc là lớp mình thi chung vs lớp sinh nữa mà, bên cạnh đó thầy phải nộp đề trc, trong khi nhóm mình mới thuyết trình xong hôm thứ 3 vừa rồi. Làm sao có thể chứ??? Thật là điên cái đầu mà... |
| | | socolabacha_00 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Mon Jan 02, 2012 8:11 am | |
| đề năm trước: dựa vào 4 quy luật hst hãy phân tích mâu thuẫn giưa con người và môi trường (đề tài mà nhóm đã báo cáo). đề nguyên văn ko nhớ nhưng nôm na là vậy! suy cho cùng là hiểu được 4 quy luật hst, ứng dụng đươch. nên mọi người cũng đừng hoang mang wa! bản chât cũng giống đề giữa kì. chúc cả nhà chiến đấu tốt! |
| | | socolabacha_00 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Mon Jan 02, 2012 8:42 am | |
| con 1 đề này nữa: tác động tiêu cực gây ra do các hoạt động của con người lên chức năng tự nhiên của hành tinh. em hãy chứng minh điều đó. |
| | | de35_de75 Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Mon Jan 02, 2012 9:11 am | |
| de thi bao nhieu phut vay ban
|
| | | nguyenminhtri_hg Thành viên
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường Mon Jan 02, 2012 1:33 pm | |
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Con người & môi trường | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
|
|