Chào các em,
Tui là Minh, phụ trách phần định lượng protein. Tui gửi email này giải thích rõ hơn một số thắc mắc của một số bạn đã gửi mail hỏi tui và một số lưu ý của tui dành cho các bạn.
1. Trong mục 3 của bài định lượng protein: tính toán kết quả, các bạn được yêu cầu tính toán các giá trị a, b, c, d,e tương ứng trong bảng yêu cầu. Trong đó
e/: Tổng protein được tính bằng cách lấy giá trị ở d/ nhân với tổng thể tích mẫu đã cho.
Tuy nhiên, các bạn học thực tập ở ca 1, 2 thì không đo thể tích của các mấu dịch kết tủa, dịch trong.
Dịch kết tủa nghĩa là kết tủa được hòa tan trong 5 ml đệm phosphate, các bạn nếu đong thể tích của dịch tủa hòa tan sẽ lớn hơn 5 ml. Tuy nhiên các bạn không đo nên giá trị
thể tích của dịch kết tủa sẽ là 6 ml.
Dịch trong: vì tác nhân tủa của các bạn khác nhau và thể tích dịch trong thì phụ thuộc vào tác nhân tủa. Vì vậy, tôi đề xuất thể tích dịch trong của các mẫu với tác nhân tủa như sau:
Ethanol: 35 ml
Aceton: 25
Isopropanol: 25 ml
(NH4)2SO4: 7 mlCác bạn cứ dựa vào thể tích này để tính toán ra kết quả cuối cùng.
2. Cách pha loãng:
Trong giáo trình thực tập:
- Để xác định hàm lượng protein của mẫu, bổ sung vào các ống nghiệm các thành phần với dung tích như sau:
Nước cất: 0,8 ml.
Dung dịch mẫu: 0,2 ml.
Dung dịch thuốc thử: 2.5 ml.
Như vậy, mẫu đã pha loãng 5 lần.
Giả sử, Các bạn đo được giá trị OD của mẫu đã pha loãng 5 lần là: 0.6
giá trị OD của mẫu thử không là 0.07
Như vậy giá trị
delta OD595 = OD595 (thử thật) - OD595 (thử không) = 0.53
Trong khi đó đường chuẩn của các bạn với các nồng độ protein từ 0 đến 50 microgam/mililite với giá trị OD tương ứng tăng từ 0.07 đến 0.2. Vậy delta OD lớn nhất là 0.13
Các bạn có thể lấy giá trị dela OD của mẫu đã pha loãng 5 lần chia cho giá trị delta OD lớn nhất của đường chuẩn. Nghĩa là lấy 0.53/0.13 gần bằng 4 lần.
Mẫu của các bạn đã pha loãng 5 lần thì có giá trị delta OD nằm ngoài đường chuẩn, và gấp khoảng 4 lần với giá trị delta OD lớn nhất trong đường chuẩn.
Như vậy, mẫu của các bạn nên pha loãng từ 20-30 lần. Như vậy giá trị delta OD với mẫu đã pha loãng 20-30 lần sẽ nằm trong đường chuẩn.
Cách pha loãng thì chắc hẳn các bạn biết ha?
3. Cách dựng đường chuẩn trong excel2007:
Các bạn nhập các giá trị nồng độ protein từ 0 đến 50, tưng ứng với các giá trị OD
Sau đó tính delta OD
Chẳng hạn như bảng kết quả sau
OD Lần 1 | 0.08 | 0.115 | 0.127 | 0.145 | 0.17 | 0.179 |
OD Lần 2 | 0.076 | 0.122 | 0.141 | 0.16 | 0.17 | 0.184 |
Trung bình | 0.078 | 0.1185 | 0.134 | 0.1525 | 0.17 | 0.1815 |
Protein | 0 | 10 | 20 | 30 | 40 | 50 |
Delta OD | 0 | 0.0405 | 0.056 | 0.0745 | 0.092 | 0.1035 |
Sau đó, các bạn vào mục INSERT, Chọn kiểu biểu đồ Scatter, chọn kiểu biểu đồ đầu tiên (Scatter with only markers).
Sau đó các bạn sẽ có một biểu đồ, tuy nhiên chỉ toàn những điểm, các bạn click chuột phải vào các điểm đó, chọn add trendline. Sau đó chọn: Set Intercept, Display Equation, Display R-square value.
Vậy là các bạn đã có phương trình đường chuẩn.
Nếu bạn không biết cách thì có thể search thông tin ở Internet.
4. Trong giáo trình, tui yêu cầu các bạn so sánh giữa các tác nhân tủa. Vì vậy giữa các tiểu nhóm trong cùng một nhóm sẽ phải cung cấp các số liệu của tiểu nhóm mình cho tiểu nhóm khác trong cùng một nhóm.
Nếu các bạn còn thắc mắc gì, cứ gửi mail cho tui.
Chào các bạn.
Chúc các bạn hoàn thành bài tường trình tốt.
Hoàng Thị Thanh Minh